Agrégateur de contenus

null Rà soát các sản phẩm OCOP hết hiệu lực công nhận theo quy định

OCOP Tin tức

Rà soát các sản phẩm OCOP hết hiệu lực công nhận theo quy định

Để tăng cường hiệu quả thực hiện Chương trình OCOP trên địa bàn Tỉnh, khai thác tối ưu nguồn nguyên liệu, lao động, lợi thế về chất lượng sản phẩm của từng địa phương.

Description: E:\Cong thong tin dien tu So\Dang tin bai\NAM 2024\QUI 4-2024\2. M VUONG\15. Tang cuong trien khai thuc hien hieu qua chuong trinh SP OCCOP\Capture.JPG

(Hình ảnh minh họa)

Ngày 22 tháng 10 năm 2024. Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các Sở, ngành và Ủy ban nhân dân Tỉnh cấp huyện theo chức năng, nhiệm vụ được giao, tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn Tỉnh; triển khai lồng ghép các chính sách hiện hành trong chuẩn hóa, phát triển sản phẩm tiềm năng, sản phẩm OCOP phù hợp điều kiện thực tế tại đại phương. Tổ chức thông tin, tuyên truyền về mục tiêu, ý nghĩa của Chương trình OCOP; khai thác hiệu quả Phần mềm số hoáOCOP, video tuyên truyền về Chương trình OCOP của tỉnh đến năm 2025 (videođồ hoạ 3D) để chủ thể sản xuất cập nhật thông tin, thực hiện.

Giao Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố Triển khai hồ sơ và quy trình đánh giá, phân hạng lại sản phẩm OCOP theo quy định tại điểm a, mục 7. Quy định về đánh giá, phân hạng lại sản phẩm sau khi hết thời hạn, của Phụ lục II đính kèm Quyết định số 148/QĐ-TTg ngày 24 tháng 02 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ và Hướng dẫn số 3263/HD-SNN-OCOP ngày 23 tháng 8 năm 2023 của Sở Nông nghiệp & PTNT về ban hành Hướng dẫn hồ sơ sản phẩm tham gia dự thi đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh Đồng Tháp; Hướng dẫn, vận động các chủ thể tiếp tục duy trì, cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm; bổ sung, hoàn thiện hồ sơ đăng ký, đánh giá lại sản phẩm để được sử dụng logo OCOP có gắn sao. Trong trường hợp chủ thể không tham gia đánh giá, phân hạng lại, các cơ quan chuyên môn sẽ đề xuất thu hồi danh hiệu OCOP và xử lý nếu có hành vi lợi dụng danh hiệu OCOP để tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. Đối với các sản phẩm đã được đánh giá, phân hạng, tập trung hướng dẫn, hỗ trợ nâng cao tiêu chuẩn, chất lượng, áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc, tăng quy mô sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Sở Công thương chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan hỗ trợ các chủ thể tiếp cận thông tin thị trường, thị hiếu người tiêu dùng, để đầu tư thay đổi mẫu mã, bao bì sản phẩm để tiếp cận hiệu quả đến người tiêu dùng, giảm cạnh tranh với các sản phẩm khác trên thị trường; đồng thời, phối hợp với các Sở, ngành Tỉnh và đơn vị có liên quan, tạo điều kiện thuận lợi để các sản phẩm OCOP có khả năng phát triển tại thị trường trong và ngoài tỉnh.

Giao Văn phòng Điều phối chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Tái cơ cấu ngành nông nghiệp đến năm 2025 Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành Tỉnh và Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố tổ chức thông tin tuyên truyền, phổ biến để chủ thể OCOP hiểu rõ hơn về nội dung, mục đích, ý nghĩa và có trách nhiệm đối với việc duy trì, phát triển sản phẩm OCOP; khuyến khích và hỗ trợ chủ thể về hồ sơ thủ tục để tham gia đánh giá, công nhận lại sản phẩm OCOP khi đến hạn. Thường xuyên rà soát để có kế hoạch tư vấn, hướng dẫn chủ thể nâng cấp, phát triển, hoàn thiện sản phẩm OCOP theo quy định mới, nhất là hỗ trợ cho chủ thể có tiềm năng phát triển sản phẩm OCOP 5 sao, sản phẩm gắn với cơ cấu lại sản xuất theo chuỗi giá trị, phát triển kinh tế xanh, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, đảm bảo phát triển hài hòa giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường./.

Nguồn: 685/UBND-KT                                                                                                                           

MV